Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Sự tích Phú Quốc có lắm “Bãi Ngự”?

Nhiều người không khỏi thắc mắc, vì sao đảo Phú Quốc và nhiều đảo nhỏ hơn như Thổ Chu (còn gọi là Thổ Châu), đảo Hòn Thơm… vốn nằm khá xa đất liền lại có hàng chục địa danh "bãi ngự". Điều có thể lý giải là vua Gia Long – Nguyễn Ánh trong thời gian bôn tẩu, đối đầu với nhà Tây Sơn đã ít nhất 4 lần phải dùng thuyền chèo chạy trốn ra đảo Phú Quốc. Lần đầu tiên là vào năm 1780, khi bị truy đuổi khắp nơi trong đất liền, Nguyễn Ánh cùng gia quyến, cận thần đã chạy ra Phú Quốc và lưu lại trong thời gian ngắn để tiếp thêm lương thực.

>>> Xem thêm: du lich phu quoc

Lần thứ hai là vào tháng 5 năm 1782, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh tan tác lại phải giong buồm chạy ra đảo Phú Quốc. Quyết không để sổng địch quân như lần đầu, nhà Tây Sơn đã cho đại quân truy nã và đổ bộ lên Phú Quốc. Nguyễn Ánh khi ấy đang đóng quân tại Bãi Khem, phía Nam đảo bị dồn vào bước đường cùng, đành cởi áo bào đổi cho một viên quan cận thần rồi xuống thuyền nhỏ chạy ra biển. Viên quan cận thần kia đã liều mình cứu chúa và bị đối phương "lấy thủ cấp" tại trận. Khi quân Tây Sơn phát hiện ra bị lừa thì Nguyễn Ánh đã tới được Côn Đảo.

4 năm sau, bị dồn vào bước đường cùng, Nguyễn Ánh lại phải chạy ra Phú Quốc, rồi để vợ con lại đảo, trở lại Nam Kỳ đương đầu với Tây Sơn. Trước sự ca thán của nhân dân Phú Quốc về việc hải tặc lộng hành, năm 1795 Nguyễn Ánh thống lĩnh hạm đội hàng mấy chục chiến thuyền lần thứ tư ra đảo, diệt và bắt sống 80 tên, thu nhiều vũ khí, trong đó có cả súng đại bác. Khi lên ngôi vua (năm 1802) Nguyễn Ánh đã không quên Phú Quốc từng là nơi ẩn náu của mình, đã dùng uy quyền kêu gọi và tạo mọi sự dễ dàng cho dân cư ra đảo lập nghiệp. Đây là giai đoạn Phú Quốc phát triển cực thịnh. Tên gọi Bãi Ngự – những nơi vua Gia Long đã từng cặp thuyền, đổ quân trong thời gian đương đầu với quân Tây Sơn – ra đời trong giai đoạn này.

>>> Tin khác: tour phú quốc 4 ngày 3 đêm

5 nhận xét:

  1. Tên gọi Bãi Ngự – những nơi vua Gia Long đã từng cặp thuyền tời điện mini

    Trả lờiXóa
  2. Lần thứ hai là vào tháng 5 năm 1782, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh tan tác lại phải giong buồm chạy ra đảo Phú Quốc. Quyết không để sổng địch quân như lần đầu, nhà Tây Sơn đã cho đại quân truy nã và đổ bộ lên Phú Quốc. máy nghiền bột mịn

    Trả lờiXóa
  3. Viên quan cận thần kia đã liều mình cứu chúa và bị đối phương "lấy thủ cấp" tại trận. Khi quân Tây Sơn phát hiện ra bị lừa thì Nguyễn Ánh đã tới được Côn Đảo
    Pa lang xich keo tay

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Ánh khi ấy đang đóng quân tại Bãi Khem, phía Nam đảo bị dồn vào bước đường cùng máy chấm công thẻ giấy

    Trả lờiXóa